Tương lai của truyền thống* thân mời các bạn đến tham dự buổi trao đổi với nghệ sĩ Nguyễn Oanh Phi Phi với chủ đề “Tranh sơn mài Việt – một cách tiếp cận hiện đại”. Buổi talk là sự kiện thứ 7 nằm trong chuỗi sự kiện của dự án, để theo dõi lịch trình các sự kiện, các bạn vui lòng xem tại: https://www.facebook.com/events/412403619553316/
Sơn mài là một chất liệu mỹ thuật truyền thống và lâu đời trong hội họa Việt Nam, được sử dụng chủ yếu trên tranh vẽ. Với Nguyễn Oanh Phi Phi, sơn mài Việt Nam từ lâu đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong thực hành đương đại của chị.
Không sử dụng sơn ta (chất liệu của sơn mài Việt Nam) trên tranh vẽ một cách truyền thống, Oanh Phi Phi thực hiện một “cú lội ngược dòng về với các kĩ thuật truyền thống”, đồng thời “mang lại đời sống mới cho sơn mài bằng những thử nghiệm” như dùng sơn mài trên kính, dùng sơn mài như một chất liệu trong kiến trúc…Với Nguyễn Oanh Phi Phi, sơn ta không còn là “một chất liệu khó tính và bảo thủ”, nó còn là sự gắn bó mật thiết giữa nghệ sĩ và nền văn hóa Việt Nam.
“Ngày nay, có rất nhiều chất liệu để một nghệ sĩ lựa chọn, nhưng để làm việc cùng sơn mài – một chất liệu cần rất nhiều thời gian và năng lượng – đòi hỏi một ham muốn sâu thẳm được thả mình với những ảnh hưởng của môi trường xung quanh.” (Chia sẻ của chính Nguyễn Oanh Phi Phi).
Tại sao Nguyễn Oanh Phi Phi lại lựa chọn phiêu lưu cùng chất liệu cần nhiều “thời gian và năng lượng” như vậy? Mối liên hệ giữa sơn mài và văn hóa Việt Nam trong đánh giá của chị như thế nào? Mời các bạn cùng đến trao đổi để hiểu thêm về thực hành của Nguyễn Oanh Phi Phi, cũng như sơn mài Việt Nam, một chất liệu văn hóa truyền thống đặc biệt.
Diễn giả sẽ trao đổi bằng tiếng Anh và có hỗ trợ dịch tiếng Việt.
*“Tương lai của Truyền thống” là Dự án kéo dài trong 4 tháng với các hoạt động tìm về truyền thống để hướng tới tương lai. Dự án sẽ được triển khai với chuỗi các buổi nói chuyện chuyên sâu cùng các nghệ nhân từ nhiều lĩnh vực truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương và các nghệ sĩ đương đại thực hành với chất liệu truyền thống như Nguyễn Trinh Thi, Trần Kim Ngọc, Nguyễn Oanh Phi Phi, Nguyễn Huy An, Nguyễn Đức Phương, Trần Lương, kéo dài vào các ngày cuối tuần từ đầu tháng 04/2019 đến tháng 06/2019.
Dự án “Tương lai của Truyền thống” do Quỹ FAMLAB – dự án Di sản Kết nối của Hội đồng Anh tại Việt Nam bảo trợ : https://www.britishcouncil.vn
Đơn vị hỗ trợ truyền thông: hanoigrapevine.com
Đơn vị hỗ trợ địa điểm: Erato School of Music and Performing Art.
Thiết kế: Jett Ilagan
—
Thông tin liên hệ:
Email: tuonglaicuatruyenthong@gmail.com
SĐT: 0979 754 495 (Linh)